Top 10 game có thưởng khi tải về - tải game đánh bài đổi thưởng 88

trongdong
text logo

Thông điệp báo chí từ những bức vẽ ngoài đường phố



>Tiểu Linh Bảo
Bắt đầu từ những kẻ vô danh “phun và chạy”
Hầu hết họ là những tác giả, những “họa sĩ” vô danh. Những thanh thiếu niên vô gia cư, những người nghèo khổ, thợ bốc vác, tài xế xe tải, những kẻ thất nghiệp... không được đào tạo về hội họa. Họ vẽ lên những bức tường loang lổ, tạm bợ ở một góc phố, bên ngoài những công trường xây dựng, các công viên, nhà ga, trạm tầu điện ngầm, bến xe...rồi sau này trên cả những tường nhà cao lớn của những tòa nhà sang trọng, nghĩa là tất cả những mảng trống nào mà họ có thể tận dụng được ngoài đường phố, viết nghệch ngoạc lên đó những thông điệp, những câu tuyên ngôn của mình
Vật liệu để vẽ và viết cũng thật là kỳ lạ. Có thể là tất cả những gì kiếm được, giúp họ tạo nên được mầu sắc, đường nét, hình ảnh. Một hộp sơn rẻ tiền đang quét dở, những tuýp màu đã bỏ đi được bới từ thùng rác, những chổi quét sơn cũ, thậm chí là cả vôi trắng,  gạch non và than củi...Những bức tranh của họ cho đến nay thì nhìn chung vẫn bị phần lớn người dân coi là một sự bôi bẩn lên đường phố. Không ít những nước lớn đã xử lý nghiêm khắc, không chỉ bắt phạt hành chính những vị “họa sĩ lãng mạn” này mà trong một số trường hợp còn có thể bỏ tù họ về tội vi phạm trật tự và mĩ quan công cộng.
Ở châu Âu, trong nhiều năm, các nhóm môi trường, với khẩu hiệu “làm sạch cộng đồng” đã phản ứng rất mạnh mẽ với những kẻ vẽ tranh ngoài đường này. Ngay cả đến Nghị viện châu Âu vào tháng 9 năm 2006, cũng đã lên tiếng chỉ đạo Ủy ban châu Âu đưa ra các chính sách môi trường đô thị để ngăn chặn và loại bỏ cái mà họ gọi là “bụi bẩn, rác, và graffiti (tranh vẽ đường phố).
Tại Anh quốc, với việc ban hành luật có tên gọi là “Đạo luật về hành vi chống xã hội” vào năm 2003, Quốc hội nước này cũng đã chính thức nêu lên những điều chống lại việc vẽ graffiti ngoài đường phố, phạt rất nặng những người vẽ, kể cả việc cấm bán sơn phun cho bất kỳ ai dưới 16 tuổi. Thông cáo báo chí của luật cũng lên án việc sử dụng đề cao các hình ảnh graffiti trong quảng cáo và cả trong các video âm nhạc … Thậm chí khi đó, theo đề nghị của  123 nghị sĩ  Quốc hội Anh, Thủ tướng Tony Blair, còn ký cả một văn bản chính thức trong đó ông khẳng định: "Graffiti không phải là nghệ thuật mà là tội phạm. Thay mặt những người ủng hộ, tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để giải quyết vấn đề này."  Vào năm 2008, lần đầu tiên một nhóm người vẽ graffiti gồm có 9 thành viên ở Anh đã bị cáo buộc phạm tội “vẽ bậy” và bị kết án là đã gây thiệt hại ít nhất là một triệu bảng cho cộng đồng. Năm người trong số những “họa sĩ đường phố” nói trên đã phải nhận án tù từ mười tám tháng đến hai năm. 



Tại Budapest , Hungary, người ta còn hình thành cả một phong trào được chính quyền thành phố ủng hộ có tên gọi là “I Love Budapest” (tôi yêu Budapest) với sự giúp sức chính thức của một bộ phận cảnh sát đặc biệt nhằm giải quyết triệt để việc “vẽ bậy”. Khi đó“Phun và chạy” đã trở thành một khẩu hiệu hài hước mà những kẻ ham thích vẽ ngoài đường nêu lên, có nghĩa là hãy phun sơn thật nhanh và chạy thật nhanh nếu bị săn đuổi.
Đối với Singapore, một trong những nước được xem là có kỷ cương vào loại nhất nhì thế giới, thì việc chống lại những kẻ vẽ ngoài đường cũng được tiến hành khá nghiêm khắc. Vào năm 1993, cảnh sát bắt giữ một sinh viên có tên là  Michael P. Fay  sau khi phát hiện anh này đã vẽ bằng cách phun sơn lên một số xe đắt tiền đậu trên phố và buộc tội anh ta là phá hoại. Fay đã nhận tội và phải nộp phạt $ 3,500 tiền Singapore kèm theo đó là việc bị đánh sáu trượng. Tại Hàn Quốc, vào tháng 11/2011, một anh chàng có tên là  Park Jung-soo đã bị tòa án một quận ở Seoul phạt 2 triệu won vì đã giám phun sơn để “vẽ lại theo quan điểm của mình” trên một bức áp phích có liên quan đến hội nghị thượng đỉnh G-20 vài ngày trước khi sự kiện này diễn ra. Trường hợp này đã dẫn đến những sự phản đối kịch liệt của công luận Hàn Quốc, đồng thời cũng làm nảy sinh những cuộc tranh luận công khai và gay gắt trong công luận về vấn đề tự do và nhất là tự do ngôn luận. Tuy nhiên thì cuối cùng thì tòa án vẫn cứ ra tay và phán quyết rằng bức tranh mà Park ví G-20 như “một bầy chuột" là đáng bị trừng phạt.
Người thì thích thú, kẻ thì căn ghét, còn chính quyền thì chỉ lo ngăn chặn và đặc biệt e ngại với những thông điệp mà đặc biệt là những ý tưởng phản kháng của những thông điệp này trên các “tranh đường phố”(graffiti). Vẽ “tranh đường phố”, cho đến nay nhìn chung vẫn chưa thể tránh khỏi tình trang “phun và chạy”
Con đường chông gai hướng tới một dòng nghệ thuật chính thống
Hiện nay, các cuộc tranh luận công khai về câu hỏi liệu “tranh đường phố” có nên được coi là nghệ thuật hay chỉ là một hình thức phạm vào tội phá hoại trật tự và cảnh quan xã hội vẫn còn chưa có được lời giải đáp thỏa đáng.
Tuy nhiên, trên thực tế đã xuất hiện không ít những họa sĩ chuyên nghiệp, những nhà báo, nhà xã hội học có tên tuổi đã bỏ nhiều công sức nhìn ngắm, sưu tầm và thích thú với những bức họa và những thông điệp rất đỗi chân thực, hồn nhiên và phóng khoáng của các “nghệ sĩ vô danh đường phố”này. Nhiều người trong họ bỗng nhận ra rằng có một cái gì đó trùng hợp về tâm hồn giữa những bức tranh bị coi thường ngoài đường phố ngày nay với những bức tranh, những trạm khắc cổ tuyệt mỹ trong các hang động hoang sơ của người cổ xưa cách đây hàng nghìn năm trước, với những bức tranh về những người săn thú rừng, vỏ cây cuốn quanh mình, nét mặt tươi tỉnh, hăm hở với công việc bên cạnh những đàn bò rừng hung dữ .
Người ta cho rằng, những hình vẽ kiểu như “họa sĩ đường phố”ngày nay có gì đó phảng phất bóng dáng của những bức tranh cổ quý giá đã được tìm thấy trên các bức tường, những đài kỷ niệm trên đường phố La Mã cổ đại, cũng như trong nhiều Hầm mộ ở Rome hoặc tại Pompei . Nó cũng đã từng xuất hiện và hiện vẫn còn tồn tại ở nhiều thành phố của Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập...từ cách đây cả nghìn năm
Tại Sigiriya ở Sri Lanka hiện vẫn còn khoảng hơn 1800 bức tranh cá nhân có từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ 18 được khắc vẽ trên bề mặt của Mirror Wall. Chúng không phải do những nghệ sĩ chuyên nghiệp khắc, vẽ mà đều là những sáng tác ngẫu hứng từ những người đến thăm viếng. Họ có thể là những người trong các nhóm xã hội khác nhau từ các nhân vật trong hoàng tộc, các quan chức và giáo sĩ. Nhưng phần lớn những “họa sĩ ngẫu hứng” này lại là những người bình dân, những người lính, những thợ thủ công, thợ kim hoàn... Các chủ đề được khắc vẽ tập trung vào những xúc cảm về tình yêu những than thở về cuộc sống, những sự phê phán, châm biếm, hóm hỉnh. Sự tồn tại qua cả ngàn năm tuổi đã chứng minh được rằng các xúc cảm nghệ thuật mà những nghệ sĩ vô danh xưa để lại có giá trị như thế nào...
Nhiều người ủng hộ là sóng “tranh đường phố’cũng nhận ra rằng không chỉ có những kẻ “phun và chạy” là những họa sĩ vẽ tranh ngoài đường. Cách đây cả thế kỷ rất nhiều những họa sĩ nổi tiếng thế giới đã từng lấy tường nhà ngoài phố làm nơi để phô diễn tay nghề và ý tưởng sáng tác của mình. Diego Rivera, David Siqueiros, José Orozco...đã từng vẽ nhiều bức tranh lớn làm say đắm lòng người lên tường nhà của các cao ốc, mà muốn thể hiện nó đôi khi phải dùng cả đến các vòi phun sơn lớn. Rất tiếc, có nhiều những bức tranh khổng lồ của họ cũng giống như nhiều tranh đường phố khác, đã bị các nhà quản lý chính trị xóa bỏ vì tư tưởng cách mạng của nó...
Những phát hiện trên đã khiến cho không ít những nhà nghiên cứu và sáng tạo nghệ thuật bắt đầu nghĩ tới việc chấp nhận và đưa cái thứ vẽ “bôi bẩn” trên tường ngoài phố trở thành một thứ nghệ thuật nghiêm túc.
Nhà nghiên cứu Henry Chalfant có lẽ đã là một trong những người ủng hộ hàng đầu cho việc đưa việc vẽ tranh ngoài đường của những kẻ vô danh trở thành một dòng tranh chính thống. Ông đã viết nhiều sách thậm chí còn sản xuất cả một bộ phim tài liệu về những bức tranh “phi pháp” ngoài đường phố. Ông cũng bỏ nhiều công sức đi khắp nơi trên đất Mỹ, sưu tầm và chụp lại những bức tranh ngoài đường và đã cho trưng bày trên 800 bức ảnh về điều mà ông gọi là “Nghệ thuật Graffiti”xung quanh các Tàu điện ngầm Thành phố New York. 


Keith Haring thì lại nổi tiếng vì không chỉ là môt nhà sưu tầm mà còn trực tiếp vẽ graffiti. Ông xem graffiti như là một thức nghệ thuật rất đáng trân trọng, nó giống như một thứ nhạc “Pop”- nhạc đại chúng, trong trong hội họa vậy. Theo ông, tranh đường phố là một thứ nghệ thuật của công chúng. Nó có sắc thái riêng, tuyên ngôn và thông điệp riêng, thông điệp của những người giàu cảm xúc tự nhiên, bất chấp mọi quy tắc thông dụng của hội họa và rất gần gũi với tâm hồn và cảm xúc của công chúng. Ông khẳng định dù muốn dù không thì graffiti vẫn là một thức nghệ thuật.
Cho dù graffiti có được công nhận là một dòng nghệ thuật hay không, thì trên thực tế, cũng đã có rất nhiều người vẽ graffiti đã trở thành những nghệ sĩ nổi tiếng. Rất nhiều người đã lấy phong cách và sự xúc cảm từ các bức tranh ngoài đường phố để sáng tạo ra các vật phẩm thương mại như trình bày trong các trang và bảng hiệu quảng cáo, áp phích, tranh cổ động, vẽ lại các hình graffiti lên quần áo, dụng cụ thể thao, thậm chí là thiết kế kiến trúc. Trong các “nghệ sĩ graffiti”, đã nổi lên rất nhiều người có danh tiếng như Mike Giant, Pursue, Rime, Noah...Họ đưa vào trong nghệ trang trí và đồ họa những phong cách hoàn toàn mới rất gần gũi với cuộc sống thường ngày của những người dân bình dị. Phong cách vẽ graffiti đã được thiết kế và sản xuất từ các biểu tượng lớn cho đến cả các hình minh họa chi tiết trên giày thể thao và thời trang cho các hãng như Nike, Adidas, Lamborghini, Coca Cola, Stussy, Sony, Nasdaq và rất nhiều sản phẩm khác. 
Thành phố Sao Paulo Brazil,  có lẽ đã là một trong trung tâm quan trọng gây nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ graffiti trên toàn thế giới. Lãnh đạo thành phố còn coi graffiti như là sự độc đáo và niềm tự hào của người dân Sao Paulo. Nhờ có các bức graffiti đầy ngẫu hứng sáng tạo mà thành phố này được các nhà nghiên cứu gọi là “ngôi đền mới cho nghệ thuật graffiti", là một trong những đô thị có “sắc màu rực rỡ nhất”
Ngày nay, người ta cũng coi Melbourne là một thành phố graffiti nổi tiếng của Úc. Nơi đây, nhiều đường phố, điểm du lịch, chẳng hạn như Hosier Lane , đã được trang trí theo phong cách hồn nhiên của “tranh đường phố”. Chúng ta có thể nhận ra phong cách “tranh đường phố” thể hiện rất rõ không chỉ ở sự trang trí các nơi công cộng tại các khu nghệ thuật đường phố nổi tiếng như Fitzroy , Collingwood , Northcote , Brunswick , St. Kilda… nổi bật với nghệ thuật tô điểm sắc màu, mà còn trở thành một phong cách sống, chân thực, hồn nhiên, sôi động quyến rũ tất cả mọi người. Thông qua sự tôn trọng đối với các “nghệ sĩ đường phố”, người ta còn xác lập và chỉ rõ các khu vực, các bức tường được gọi là  tường “graffiti hợp pháp” dành riêng cho các nghệ sĩ graffiti sử dụng. Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng điều này sẽ khuyến khích các “nghệ sĩ đường phố” dành thời gian suy nghĩ để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, nghiêm túc, mang tính đại chúng sâu sắc mà không còn phải lo bị bắt hoặc bị kết tội phá hoại hoặc xâm phạm tài sản công cộng nữa.
Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới còn tổ chức “Ngày hội vẽ tranh đường phố”, “Tuần sáng tạo tranh graffiti”...nhằm cố gắng định hướng, quản lý, tiến tới việc chuyên nghiệp hóa các hoạt động vẽ tranh đường phố, khuyến khích, tạo điều kiện để các tác giả của tranh đường phố phát huy được các mặt tích cực và ngăn chặn các hệ quả xấu.
Tính báo chí, tuyên ngôn và thông điệp - rồi cuối cùng thì vẫn là phun và chạy
Bất chấp những nỗ lực của các nhà quản lý, các nhà sáng tạo nghệ thuật muốn chuyên nghiệp hóa những tác giả vẽ tranh đường phố; về bản chất vẽ graffiti vẫn cứ phải là “phun và chạy”, dường như không phun sơn và không chạy trốn nó không còn là graffiti nữa.
Những họa sĩ graffiti, khi khoác lên mình bộ quần áo chuyên nghiệp, với sơn và bút nghiêm chỉnh, được học hành và đào tạo bài bản đã không còn giữ được cái bản chất đã sản sinh mình trong sáng tạo nghệ thuật.
Điều này trước hết bắt nguồn từ nội dung chứ không phải là hình thức của tranh đường phố. Tranh đường phố chính là một hình thức báo chí tự phát của giới bình dân, là tuyên ngôn của những người vốn sinh sống ở những nhóm người được xem là thấp kém trong xã hội. Nhiều người trong số họ là những người thất nghiệp, vô gia cư và nghèo đói. Vẽ tranh là một trong những thông điệp chia sẻ nhằm giải tỏa những bức xúc của họ về cuộc sống. Nó liên quan đến cả chính trị, kinh tế, văn hóa, lối sống, nhân cách. Việc chuyển họ thành những nghệ sĩ chuyên nghiệp không quan trong bằng việc giúp họ giải tỏa những bức xúc, những tâm sự mà họ dồn vào nét vẽ trong tranh đường phố.


Con đường biến tranh đường phố trở thành chuyên nghiệp dù vẫn đang được vận động và phát triển mạnh mẽ, với sự xuất hiện ngày càng đông đảo những nhóm họa sĩ tâm huyết và tài năng, nhưng nhìn chung vẫn chỉ là ảo vọng khi chính những nhóm này đã chẳng còn duy trì được những tuyên ngôn ban đầu mà những “họa sĩ vô danh” đường phố đặt ra. Trong khi đó thế hệ những kẻ “phun và chạy” mới của tranh đường phố vẫn cứ xuất hiện. Bởi vậy, cuối cùng thì về bản chất, tranh đường phố vẫn là “tranh đường phố”, chừng nào mà xã hội còn tồn tại những nhóm người cần giải tỏa những bức xúc của mình bằng tranh, thì chừng đó họ vẫn tiếp tục phun sơn và chạy trốn, thế hệ này tiếp nối thế hệ khác một cách tự nhiên.
Các bài viết về chuyên đề:
   Người giữ "hồn Then" ở Tuyên Quang
   Thú chơi Film và người Hà Nội
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây