Top 10 game có thưởng khi tải về - tải game đánh bài đổi thưởng 88

trongdong
text logo

RA MẮT SÁCH “NGHỆ THUẬT TUYÊN TRUYỀN TRONG VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH”

Tác giả bài viết: Trần Thế Vĩnh

Thứ sáu - 24/11/2023 00:01
Cuối tháng 9 vừa qua, tại Đường sách Nguyễn Văn Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Phạm Thị Như Thúy đã có buổi ra mắt tập sách chuyên khảo “Nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh”.  Đây là tác phẩm đầu tay của tác giả, được phát triển từ Luận án Tiến sĩ của chị. Sách do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành.
Sách “Nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh” dày gần 300 trang, gồm 4 chương, bao quát nhiều vấn đề, tạo dựng chân dung toàn cảnh về văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác giả đã đúc kết được lịch sử vấn đề nghiên cứu văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam và trên thế giới. Qua đó người đọc thấy được nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi trên thế giới và ở Việt Nam đã lưu tâm nghiên cứu nhiều vấn đề xoay quanh văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tập sách này đóng góp một góc nhìn khác biệt vào nguồn sách nghiên cứu văn chương chính luận nói riêng và sự nghiệp văn học nói chung của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
hcm1

Theo PGS.TS Lê Quang Hưng, nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học: “Trước các tác phẩm của nhà cách mạng – người nghệ sĩ Hồ Chí Minh thật đồ sộ, đa dạng mà chắc rằng không ai dám khẳng định mình đã thấu hiểu hết. Trước mỗi bộ phận của sự nghiệp ấy, với từng góc nhìn khác nhau, lại sáng lên những nhận thức mới, bài học mới.”

 “Từ trước đến nay vẫn chưa có một công trình mang tính bao quát nhất, nghiên cứu chung nhiều góc độ. Tác giả Phạm Thị Như Thúy đã cố gắng tiếp tục khẳng định một hướng nghiên cứu hiệu quả đối với di sản văn chính luận Hồ Chí Minh bằng cuốn sách chuyên khảo của mình và đã đạt được những thành công ban đầu. Với những nghiên cứu công phu, tác giả Phạm Thị Như Thúy đã nêu bật được chân dung văn chương chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật, thông qua một chuyên khảo có tính khoa học, có những đóng góp quý báu, có tính gợi mở vào việc nghiên cứu văn chương chính luận nói riêng và sự nghiệp văn học nói chung của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, PGS.TS Lê Quang Hưng nhấn mạnh.

TS. Phạm Thị Như Thúy - tác giả của cuốn sách phát biểu: "Thường người ta nói văn chính luận rất là khô cứng, nhưng văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thì rất linh hoạt vì khi Bác dùng văn chính luận đối với kẻ thù xâm lược thì rất đanh thép, mạnh mẽ, chắc chắn, có tính thuyết phục cao. Đó cũng là vấn đề mình đề cập trong quyển sách là diễn ngôn chính luận. Còn diễn ngôn trữ tình cũng rất rõ ràng khi nói với nhân dân tràn ngập tình yêu thương, đó là tinh thần lạc quan, tin yêu vào cuộc sống, tin yêu vào con đường lãnh đạo của Đảng, của cách mạng và tình yêu của nhân dân đất nước, thể hiện rất rõ tính nhân văn trong văn chính luận của Bác".
ts
TS. Phạm Thị Như Thúy tại buổi giao lưu, ra mắt sách

Tập sách chuyên khảo này đóng góp một góc nhìn khác biệt vào nguồn sách nghiên cứu văn chương chính luận nói riêng và sự nghiệp văn học nói chung của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với những nghiên cứu công phu và cẩn trọng, tỉ mỉ, TS. Phạm Thị Như Thúy đã nêu bật được chân dung văn chương chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.

Cũng tại buổi giao lưu, ra mắt sách, PGS. TS. Trần Luân Kim - Ủy viên Hội Đồng Lý luận và Phê bình Văn học Nghệ thuật TP. HCM cho biết: "Nghiên cứu này là một nghiên cứu rất kịp thời, sâu sắc chuyên đi sâu vào vấn đề hành văn chính luận của Bác Hồ. Nó đặt ra những vấn đề liên quan mà tiếp tục cần nghiên cứu để làm rõ giọng điệu của Bác Hồ qua giọng văn chính luận của mình có tác dụng đối với toàn dân thế nào, hay từng đối tượng cụ thể, văn nghệ sĩ, chiến sĩ, nông dân, công nhân đều có tác dụng tốt".

Theo Tiến sĩ Bùi Thị Ngọc Trang, Phó Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh, tác phẩm chuyên khảo "Nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh" của Phạm Thị Như Thúy giúp chúng ta nghiên cứu, học tập ở Chủ tịch Hồ Chí Minh về phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử trên tất cả lĩnh vực.
ts2
Tiến sĩ Phạm Thị Như Thúy và khách mời trong buổi giao lưu, ra mắt sách
 
Với nghiên cứu công phu, tác giả Phạm Thị Như Thúy đã nêu bật được chân dung văn chương chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Một chuyên khảo có tính khoa học, có những đóng góp quý báu, có tính gợi mở vào việc nghiên cứu văn chương chính luận nói riêng và sự nghiệp văn học nói chung của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Đây có thể xem là một tài liệu tham khảo bổ ích, thiết thực cho những người nghiên cứu, những người yêu mến sự nghiệp văn chương Hồ Chí Minh, cho những người làm công tác quản lý, tuyên truyền ở mọi lĩnh vực xã hội hiện nay.”, PGS.TS Lê Quang Hưng.

 
Tiến sĩ Phạm Thị Như Thúy, còn được biết đến với bút danh Doãn Thụy Như, là nhà thơ, nhà giáo.
Chị sinh tại Ba Vì, Hà Nội. Hiện là Ủy viên Chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật TP. HCM, Chuyên viên Phòng văn hóa, văn nghệ - Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. HCM. Chị từng có 20 năm đứng trên bục giảng, dạy bộ môn Ngữ văn ở các trường phổ thông tại TP. Hồ Chí Minh. 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây