Top 10 game có thưởng khi tải về - tải game đánh bài đổi thưởng 88

trongdong
text logo

Động lực để phát triển kinh tế bền vững tại các Làng văn hóa kiêu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc

Tác giả bài viết: HẬU NGUYỄN - THỦY TIÊN

Chủ nhật - 10/09/2023 22:28

Đến nay, trong tháng 8 và tháng 9/2023 tỉnh Vĩnh Phúc đã có hàng chục Làng văn hoá kiểu mẫu được khánh thành và đưa vào hoạt động. Đây có thể coi là mô hình kinh tế mới, phát huy nội lực địa phương, đáp ứng mong mỏi của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Trong khi cả nước vẫn đang triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 thì Vĩnh Phúc đã tiến một bước dài trong xây dựng làng văn hoá kiểu mẫu.

Động lực để phát triển kinh tế bền vững tại các làng văn hóa kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
Xây dựng "Làng văn hoá kiểu mẫu" là chủ trương lớn của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ nay đến 2030

Theo Nghị quyết 08/NQ-HĐND, Vĩnh Phúc chủ trương xây dựng các Làng văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh phát triển đồng bộ, toàn diện, bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội. Tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu đến 2030 có 60 làng văn hoá được xây dựng với môi trường cảnh quan sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, văn minh, giàu bản sắc văn hoá truyền thống. Đến nay, trong tháng 8 và tháng 9/2023 tỉnh Vĩnh Phúc đã có hàng chục Làng văn hoá kiểu mẫu được khánh thành và đưa vào hoạt động, đáp ứng mong mỏi của cả hệ thống chính trị và nhân dân.

Xây dựng “Làng văn hóa kiểu mẫu” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 15 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết 06/2023/NQ-HĐND quy định rõ đối tượng áp dụng là các làng, thôn, bản, tổ dân phố, khu phố, khối phố, tiểu khu được lựa chọn thực hiện xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu.

Nghị quyết này gồm 16 chính sách đặc thù hỗ trợ, trong đó có 1 chính sách hỗ trợ thông qua hình thức cho vay vốn được ủy thác qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội, 2 chính sách hỗ trợ để thực hiện các dự án đầu tư công.

Động lực để phát triển kinh tế bền vững tại các làng văn hóa kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
Thành tựu kinh tế trong những năm qua là nền tảng để Vĩnh Phúc quan tâm, đầu tư cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn

Đối với mô hình kinh doanh dịch vụ thương mại, hỗ trợ mỗi làng 2 mô hình cho các đối tượng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân triển khai các mô hình tại nơi thực hiện xây dựng Làng văn hoá kiểu mẫu.

Cụ thể, hỗ trợ 200 triệu đồng/mô hình siêu thị mini xây mới; 50 triệu đồng /cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh tổng hợp xây dựng mới. Hỗ trợ 100 triệu đồng/ điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc trưng của tỉnh và của địa phương. Hỗ trợ 50 triệu đồng/ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Thực hiện Nghị quyết số 06 của HĐND tỉnh về quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2030, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Yên Lạc được phân bổ 10,5 tỷ đồng hỗ trợ vốn vay cho các hộ gia đình đăng ký thực hiện mô hình sản xuất theo quy định. Đến nay số tiền trên đã được giải ngân đến đúng đối tượng của 3 địa phương xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu ở xã Liên Châu, xã Đồng Cương, và thị trấn Tam Hồng với 57 hộ gia đình vay vốn. Các mô hình cụ thể như chăn nuôi cá theo công nghệ hiện đại của ông Nguyễn Văn Hồng, thôn Thụ Ích 3, xã Liên Châu huyện Yên Lạc; mô hình buôn bán các sản phẩm đường, sữa, các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, tinh bột của chị Nguyễn Thị Từng, thôn Thụ Ích 4, xã Liên Châu, huyện Yên Lạc; mô hình sản xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ theo hướng sản phẩm làng nghề truyền thống của ông Nguyễn Văn Huấn tổ dân phố Đình Chợ, thị trấn Tam Hồng, huyện Yên Lạc... và nhiều mô hình hiệu quả khác được thẩm định, xét duyệt cho vay hiệu quả khác.

Động lực để phát triển kinh tế bền vững tại các làng văn hóa kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
Những mô hình kinh tế tại làng văn hoá kiểu mẫu khi thẩm định đủ điều kiện xét duyệt vay theo các tiêu chí cụ thể sẽ được vay vốn 200 triệu đồng không cần tài sản thế chấp để sản xuất kinh doanh rất thuận lợi cho người dân

Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết số 06 của HĐND tỉnh trên địa bàn, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Yên Lạc đã phổ biến, quán triệt các nội dung của nghị quyết tại các cuộc họp của đơn vị, trong đó tập trung vào chính sách hỗ trợ vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ thông qua NHCSXH đến toàn thể cán bộ đảng viên và cán bộ làm chuyên môn nghiệp vụ; chủ động phối hợp với các hội, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn tổ chức quán triệt, tập huấn nghiệp vụ cho 100% Ban quản lý Tổ TK&VV, hội, đoàn thể cấp xã, các thôn thực hiện xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu.

Căn cứ Quyết định số 1598 của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh, Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã báo cáo, tham mưu Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện giao vốn đến xã, thị trấn nơi được chọn thí điểm xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu để thực hiện cho vay. Đồng thời, phối hợp với UBND các xã, thị trấn thực hiện công khai nguồn vốn được giao đến người dân.

Động lực để phát triển kinh tế bền vững tại các làng văn hóa kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
Xã Đồng Cương huyện Yên Lạc còn nhiều khó khăn về kinh tế, hoạt động thương mại dịch vụ còn hạn chế, khi chủ trương hỗ trợ vay vốn tín chấp lên tới 200 triệu đồng của NHCS huyện Yên Lạc đã thu hút rất nhiều người dân đăng ký tham gia

Cùng với đó, UBND xã, thị trấn nơi xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu chủ trì, phối hợp với Ủy ban MTTQ cấp xã chỉ đạo các hội, đoàn thể nhận ủy thác phối hợp với NHCSXH thực hiện rà soát, thẩm định phương án, dự án vay vốn và xét duyệt cho vay đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ và lập thành biên bản họp để làm cơ sở bình xét vay vốn, đảm bảo hộ vay có nhu cầu, đủ điều kiện vay vốn sản xuất, kinh doanh dịch vụ tiếp cận được nguồn vốn vay theo Nghị quyết số 06 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc.

Động lực để phát triển kinh tế bền vững tại các làng văn hóa kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
Ngay khi có chủ trương cho vay vốn ưu đãi đặc thù đối với các hộ sản xuất, kinh doanh ở làng văn hoá kiểu mẫu, Đảng ủy, UBND xã Liên Châu đã cùng với NHCS huyện Yên Lạc phổ biến tới toàn thể cán bộ đảng viên và nhân dân

Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Yên Lạc Vũ Thị Hồng Khuyên cho biết: Phòng giao dịch NHCSXH huyện Yên Lạc đã thực hiện giải ngân cho vay đến các đối tượng có nhu cầu và đủ điều kiện tại các làng thực hiện xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu với số tiền 10,5 tỷ đồng với 57 hộ gia đình vay vốn, đạt 100% kế hoạch từ giữa tháng 8/2023.

Thông qua kênh của Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, hàng chục gia đình được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách theo Nghị quyết 06 của HĐND tỉnh. Với số tiền 200 triệu đồng được vay, đã giúp các gia đình có điều kiện mở rộng, phát triển mô hình kinh doanh, từ đó tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.

Xác định xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thời gian tới, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Yên Lạc tiếp tục chủ động, thường xuyên báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện những khó khăn, vướng mắc để đề xuất tháo gỡ.

Động lực để phát triển kinh tế bền vững tại các làng văn hóa kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
UBND thị trấn Tam Hồng và Ngân hàng chính sách huyện Yên Lạc thống nhất phương án thẩm định, cho vay vốn ưu đãi đặc thù đối với các mô hình kinh tế thuộc làng văn hoá kiểu mẫu Man Để

Qua khảo sát nhu cầu vốn vay của người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ là rất lớn, với nguồn vốn giới hạn 3.5 tỷ đồng/1 làng tương đương với 17-20 hộ được vay vốn. Ngân hàng chính sách cũng đề nghị MTTQ huyện Yên Lạc, UBND các xã, thị trấn phát huy vai trò phản biện xã hội, giám sát hoạt động cho vay đối với các xã xây dựng Làng văn hóa kiểu, cụ thể là các hộ vay, động viên, khích lệ các gia đình tăng cường lao động, sản xuất, sử dụng nguồn vốn hiệu quả; đồng thời, kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế, vướng mắc của các hộ vay để đề xuất phương án giải quyết phù hợp, tránh tổn thất nguồn vốn vay.

Động lực để phát triển kinh tế bền vững tại các làng văn hóa kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
Hàng chục sản phẩm được xây dựng thương hiệu Ocop từ các làng văn hoá kiểu mẫu được thị trường trong và ngoài tỉnh đón nhận và đánh giá cao về mẫu mã, chất lượng

Từ đó, nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi đặc thù dành riêng cho các địa phương triển khai đề án xây dựng Làng văn hoá kiểu mẫu, kỳ vọng đây sẽ là nền tảng vững chắc giúp cho cơ cấu lao động, ngành nghề khu vực nông thôn chuyển từ nông nghiệp sang thương mại dịch vụ, sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Đáp ứng yêu cầu đô thị hoá, hiện đại hoá từ thành thị đến nông thôn theo đúng tinh thần, khát vọng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta qua các thời kỳ./.

Nguồn tin: kinhdoanhvaphattrien.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây